KỸ THUẬT TRỒNG KHOAI LANG |
1. Giống:
– Nhân giống (thông thường bằng dây hoặc bằng củ). Dây giống phải đảm bảo khoẻ mạnh, không sâu bệnh chưa ra rễ và hoa.; dây bánh tẻ. Tuổi dây từ 45 – 75 ngày tuổi 2. Thời vụ: – Vụ khoai lang Đông: trồng từ 25/8 đến 10/9. – Vụ khoai lang Xuân Hè: trồng từ giữa Tháng 2 đến đầu Tháng 3. 3. Chuẩn bị đất: – Đất trồng phải được cầy bừa kỹ , tơi xốp và sạch cỏ. – Lên luống rộng 1,2 – 1,5 m, cao 35 – 40 cm. Hướng đông tây là thích hợp nhất (kể cả rãnh). 4. Kỹ thuật trồng: – Lưu ý trồng khi đất ẩm, thời tiết mát mẻ. – Mật độ trồng: 38.000 – 40.000 dây/ha; khoảng cách dao động 5-6 dây/m chiều dài luống. 5. Phươg pháp tưới _ Tưới phun mưa: Do khoai trồng theo luống mô cao, việc tưới phun mưa làm trôi đất lồi rễ vì vậy cũ không đều, cũ bị công và không to, khó phục vụ xuất khẩu. _Tưới Nhỏ Giọt: Phương pháp tưới tối ưu cho trồng Khoai lan hiện nay Hệ thống hoàn toàn có thể vừa tưới nước đồng đều vừa có thể châm phân, tiết kiệm chi phí nhân công tối đa, nâng cao hiệu suất trồng Tham khảo một số loại ống tại đây :https://supertaynguyen.vn/day-ong-tuoi-nho-giot 5. Phân bón: Lượng phân bón cho 1 ha: 10 tấn phân chuồng + 500 kg phân hữu cơ vi sinh HVP 401B + 120 kg Urea + 160 kg super lân + 150 kg Kali + 500 kg vôi + 20 kg HVP Vi lượng ORGANIC. Kỹ thuật bón: Bón lót: 100% phân chuồng + 100% vôi + 100% phân lân + 100% phân hữu cơ vi sinh HVP 401 + 100% HVP Vi lượng ORGANIC + 30% phân đạm + 20% phân kali. Bón thúc: – Bón thúc lần 1 (sau trồng 20 – 25 ngày): 50% phân đạm + 30% phân kali. – Bón thúc lần 2 (sau trồng 40 – 45 ngày): 20% phân đạm + 50% phân kali. – Kết hợp xới đất, làm sạch cỏ, vun nhẹ. Sử dụng phân bón lá: Sau khi trồng 10 ngày sử dụng HVP 6-4-4 K-HUMAT phun lên lá hoặc tưới gốc 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 ngày, giúp cây mau bén rễ sinh trưởng nhanh. Sau đó sử dụng HVP 1601 (21-21-21) phun định kỳ 7 – 10 ngày 1 lần giúp cây phát triển nhanh thân lá và rễ. Khi cây bắt đầu làm củ và nuôi củ (khoảng 45 – 50 ngày sau trồng) phun HVP 1001S (0 – 25 – 25)phun định kỳ 10 ngày lần đến trước khi thu hoạch 10 ngày thì ngưng phun, làm cho nhiều củ, củ to đều, cân nặng, phẩm chất tốt.
6. Chăm sóc: – Thường xuyên giữ đất ẩm, độ ẩm thích hợp khoảng 65 – 80%, Nếu vụ khoai lang gặp khô hạn thì cần phải tưới rãnh (cho nước gập 1/2 – 2/3 luống). – Bấm ngọn: tiến hành sau trồng khoảng 25 – 30 ngày để tăng cường sinh trưởng, phát triển thân lá giai đoạn đầu, tăng cường tích luỹ chất hữu cơ. – Nhấc dây làm đứt rễ con để tập trung dinh dưỡng về củ. Nhấc dây cần tiến hành thường xuyên, nhấc xong phải đặt đúng vị trí cũ không lật dây, tránh gây tổn thương đến thân lá. – Thường xuyên thăm đồng phát hiện kịp thời sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời. 7. Phòng trừ sâu bệnh: – Thu hoạch khoai đúng tuổi để tránh bọ hà trong dây khoai bò xuống củ phá hại. – Xử lý sớm các củ khoai bị bọ hà sau khi thu hoạch để sâu không phá sang các củ lành. – Cày đất phơi ải, thu dọn các tàn dư như dây hay các mẩu khoai còn sót lại ở ruộng để diệt nơi cư trú, ẩn nấp của bọ hà. 8. Thu hoạch: Dựa vào thời gian sinh trưởng của giống và kết hợp quan sát thấy khi cây khoai lang có biểu hiện ngừng sinh trưởng (các lá phần gốc ngả màu vàng , bới kiểm tra thấy vỏ củ nhẵn, ít nhựa) thì tiến hành thu hoạch. Thu hoạch vào những ngày khô ráo, không làm tổn thương xây xát, bong vỏ ảnh hưởng đến mẫu mã và làm giảm giá trị sản phẩm. |